Hình thức Văn_bia_thời_Mạc

Bia thời Mạc chủ yếu là bia dẹt, có 1 hoặc 2 mặt, dựng trên lưng rùa hoặc bệ đá vuông. Chỉ có 2 bia bia 4 hoặc 6 mặt ở chùa Báo Ân và cầu Lam Kiều. Đá bia màu ngà lấy từ núi Dương Nham (Hải Dương).

Kích cỡ bia thời Mạc vừa phải, trung bình là 0,6 x 0,9 m.

Trang trí, bố cục

Hoa văn trang trí được chạm khắc trên trán bia, hai diềm bên và hai diềm chân bia. Ở trán bia, đề tài trang trí chủ yếu là mặt trời tua mây hoặc Mặt Trăngrồng hay phượng. Ở bên chủ yếu là hoa văn dây leo. Dưới cánh sen là dây leo hoặc thú.

Mặt trời và Mặt Trăng được dùng theo thuật ngữ "lưỡng long triều nguyệt" (hai rồng chầu nhật nguyệt) hoặc "lưỡng phượng triều dương" (hai phượng chầu mặt trời). Đặc điểm của Mặt Trăng, mặt trời trên bia nhà Mạc lớn hơn so với bia nhà Lê sơnhà Nguyễn, xung quanh thường có cánh hoa nhỏ.

Điểm nổi bật trong nghệ thuật trang trí bia thời Mạc là mộc mạc, giản đơn nhưng thanh thoát, tinh xảo từ bố cục đến kỹ thuật chạm khắc. Bố cục phổ biến nhất là đăng đối: cùng là rồng chầu thì một bên đuôi cong lên, một bên đuôi cụp xuống; cùng là hoa văn thì đường xoắn bên phải ngược đường xoắn bên trái, đường xoắn bên trên ngược chiều đường xoắn bên dưới[3].

Nhìn chung, bia thời Mạc được khắc chìm và đường nét mềm mại, phù hợp với nội dung ngắn gọn của các bài văn bia. Có ý kiến cho rằng điều này phản ánh không khí mới khẩn trương và tính thực dụng cao của con người và xã hội đương thời[3].

Người khắc bia

Thợ khắc bia chủ yếu là thợ chuyên nghiệp của triều đình làm việc trong Công bộ khí giới doanh tạo như Tượng phó, Cục phó, Tượng nhân, một số còn lại là thợ nghiệp dư ở địa phương. Một số người khắc rất nhiều bia như lực sĩ Nguyễn Ích Diệu người xã Gia Đức huyện Thủy Đường [4]. Thợ khắc bia chủ yếu là người các tỉnh Hải Dương, Hưng YênHải Phòng.

Một số ít bia do các thợ bình dân khắc, thường có bề mặt không thật bằng phẳng, không ghi rõ họ tên người soạn bia, chữ khắc không tinh tế, hoa văn trang trí cũng không được chú trọng[5].